Cận nhẹ có nên đeo kính? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra khi mắt có hiện tượng mờ nhẹ và còn nằm trong tầm kiểm soát. Dù vậy, việc đeo kính sẽ giúp cải thiện thị lực và hạn chế tăng độ cận, nhưng với trường hợp cận nhẹ, việc đeo kính liệu có thực sự cần thiết? Hãy cùng Kính Mắt Nhung Hiếu tìm hiểu câu trả lời, để có quyết định đúng đắn cho sức khỏe đôi mắt của bạn.
Tình trạng ảnh không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ phía dưới võng mạc gọi là cận thị nhẹ, liên quan trực tiếp đến sai lệch khúc xạ của mắt. Cận thị nhẹ khiến bạn nhìn những vật ở xa không rõ và bị mờ. Người cận thị nhẹ thường có độ cận nằm trong khoảng từ 0.25 đến 3 độ. Điều này gây khó khăn cho bạn khi nhìn những vật ở xa và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì cận thị nhẹ ít gây biến chứng hơn các bệnh như: nhược, lác.
Những người bị cận nhẹ vẫn có khả năng nhìn rõ ở khoảng cách gần, nên nếu công việc, học tập hay các hoạt động hàng ngày không đòi hỏi nhìn xa quá nhiều, việc đeo kính liên tục cả ngày không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, quyết định này còn phải dựa vào mức độ cận cụ thể của bạn. Tham khảo chi tiết ngay sau đây:
Cận nhẹ có nên đeo kính không? Nếu bạn bị cận dưới 0.5 độ, việc đeo kính không thực sự cần thiết, bởi mắt vẫn có thể nhìn rõ và không gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày. Bởi vì độ cận này không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống sinh hoạt của bạn. Bên cạnh đó, nên lập ra một chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện độ cận và sẽ có một đôi mắt khỏe.
Cận nhẹ có nên đeo kính ở mức 0.75 độ? Theo lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe, bạn nên đeo kính để thuận tiện cho việc làm việc hoặc học tập. Tuy nhiên, bạn có thể tháo kính ra để mắt được thư giãn. Bạn cũng không cần đeo kính quá thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình để cải thiện sức khoẻ cho đôi mắt.
Đối với mức độ cận nhẹ từ 1 đến 3 độ, thì cận nhẹ có nên đeo kính thường xuyên. Điều này giúp mắt bạn không phải điều tiết quá nhiều. Bạn cần đeo kính cận trong một số trường hợp sau: đọc sách, xem TV, điện thoại, laptop,…Bên cạnh đó, các công việc cần sự tập trung cao như: lái xe, may vá, thêu thùa,.. cũng cần đeo. Nếu bạn không có lối sống lành mạnh, bạn rất dễ bị tăng độ cận trở lại.
Tuy nhiên khi cận ở mức độ này, những vật ở cự ly gần bạn vẫn nhìn được. Bạn không nên đeo cả ngày. Để cho mắt được thư giãn sau khi điều tiết trong thời gian dài, bạn nên tháo kính ra. Điều này giúp mắt bạn có thể tập điều tiết để không bị dựa dẫm vào kính.
Cận thị nhẹ có nên đeo kính để mắt có thể nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, bạn cần đeo kính cận đúng cách. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những tác hại cho việc đeo kính sai cách:
Nếu bạn vẫn phân vân cận nhẹ có nên đeo kính thi qua bài viết này đã có câu trả lời. Tuy nhiên bạn cũng cần biết cách chăm sóc mắt cận thị. Chúng tôi sẽ chia sẻ điều này cho bạn dưới đây:
Bạn nên khám mắt định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần. Điều này giúp bạn kịp thời điều chỉnh độ cận của kính để phù hợp với mắt. Bên cạnh đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn những phương pháp chăm sóc mắt. Từ đó giúp việc điều trị cận của bạn có hiệu quả hơn. Đi khám mắt định kỳ giúp bạn tránh tình trạng đeo kính không đúng độ cận. Điều này có thể dẫn đến mắt bị tăng độ hoặc lác mắt, nhược thị,…
Đeo kính đúng độ, đúng cách vừa giúp người cận thị cải thiện thị lực, có tầm nhìn xa rõ nét, vừa giúp kiểm soát tăng độ cận. Giúp giảm mỏi mắt, ngăn đau đầu và hạn chế suy giảm thị lực.
Ngày càng có nhiều cơ sở đo thị lực và làm kính, nhưng không phải cơ sở nào cũng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hoặc trang thiết bị đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, người bị cận thị nên lựa chọn cơ sở khám mắt uy tín. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa.
Kính Mắt Nhung Hiếu đã giải đáp câu hỏi “cận nhẹ có nên đeo kính không?” cho bạn. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích. Nếu bạn đang tìm kiếm kính mắt phù hợp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Cửa hàng có hàng trăm mẫu kính chất lượng cao, kèm theo giấy chứng nhận đại lý chính hãng.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Kính cận là thấu kính gì? Định nghĩa và những lưu ý khi đeo kính cận