Cận thị đeo kính gì? Thấu kính lồi hay lõm? | Các loại phù hợp

Đeo kính là một trong những phương pháp quen thuộc được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng cận thị giúp làm chậm quá trình giảm thị lực. Vậy cận thị đeo kính gì? Hãy cùng Kính Mắt Nhung Hiếu tìm hiểu các loại kính phù hợp cho người cận thị nhé!

>>>> THAM KHẢO NGAY: 100 Mẫu gọng kính cận nam nữ đẹp giá tốt nhất 2023

1. Thế nào là cận thị?

Trước khi tìm hiểu về cận thị đeo kính gì chúng ta hãy cùng xem qua khái niệm cận thị nhé! Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ở mắt. Khi bị cận thị người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và quan sát. Thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại khó nhìn với các vật ở xa. Do điểm quan sát được hội tụ trước võng mạc nên người cận thị rất hay nheo mắt.

Cận thị đeo kính gì?

Cận thị là bệnh lý phổ biến trên thế giới

Hiện nay cận thị đã trở thành một trong những bệnh lý thường gặp gây giảm giảm thị lực cho người mắc bệnh, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tình trạng rối loạn thị giác ngày sẽ tiến triển nặng hơn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

2. Cận thị đeo kính gì? Kính cận là thấu kính lồi hay lõm?

Cận thị đeo kính gì? Là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi có lẽ việc chọn kính thuốc là một trong những phương pháp cải thiện tầm nhìn mắt cận phổ biến và hiệu quả. Từ đó, giúp người bệnh có thể nhìn rõ các vật ở mọi vị trí.

Cận thị xảy ra khi ánh sáng hội tụ trước võng mạc chứ không phải ở trên võng mạc như mắt thường vì vậy người cận thị sẽ phải đeo thấu kính phân kì (thấu kính lõm) để làm giảm hội tụ. Từ đó, giúp hình ảnh lùi về đúng trên võng mạc có thể nhìn thấy vật ở mọi cự li.

Cận thị đeo kính gì?

Cận thị cần đeo thấu kính phân kỳ hay còn được gọi là thấu kính lõm

Mỗi độ cận khác nhau sẽ dùng thấu kính có cự li khác sao cho phù hợp với tầm nhìn của người bệnh. Mắt càng cận nặng thì thấu kính càng lõm, phần giữa mỏng dần và phần xung quanh dày lên. Tuy nhiên hiện nay đã có rất nhiều các loại tròng kính nhẹ, mỏng và có tầm nhìn tốt để giúp người đeo kính thoải mái hơn.

Cận thị đeo kính gì?

Độ mỏng của mắt kính ở mỗi mức độ cận bạn có thể tham khảo

3. Cận bao nhiêu độ thì nên bắt đầu đeo kính?

Cận thị đeo kính gì? Bao nhiêu độ thì có thể bắt đầu đeo kính? Rất nhiều người cho rằng chỉ khi cận nặng thì chúng ta mới cần phải đeo kính. Tuy nhiên quan điểm này khá lệch lạc bởi dù chỉ cận 0,75 chúng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới đây là mức độ cận đeo kính được bác sĩ khuyến cáo:

  • 0,25 độ: Là độ nhẹ nhất, ở độ cận này người bệnh chưa bị ảnh hưởng quá nhiều với việc quan sát. Vì vậy thông thường sẽ chỉ điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn.
  • 0,5 độ: Cao hơn một chút độ cần này sẽ khiến mắt bạn hơi mờ khi nhìn các vật ở xa nhưng vấn có thể nhìn thấy các vật ở gần. Do đó bạn có thể cân nhắc giữa việc đeo kính hoặc cải thiện bằng thuốc uống.
  • 0.75 độ: Đây là độ cận bắt đầu có sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày vì vậy người bệnh cần đeo kính khi đạt đến độ cận 0,75.
  • 1 độ: Bạn bắt đầu gặp khó khăn với việc nhìn xa nên với độ cận này người bệnh cần đeo kính thường xuyên để phục vụ việc quan sát được tốt hơn.
  • 1.5 độ: Cần đeo kính thường xuyên để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.
  • 2 độ trở nên: Người bệnh bắt buộc phải đeo kính để không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tăng độ cận.
Cận thị đeo kính gì?

Độ cận nào thì cần phải đeo kính thường xuyên

Lưu ý, thời gian đeo kính của mỗi người bệnh là khác nhau. Đối với người trung niên hoặc người làm công việc không yêu cầu phải nhìn xa thì không nhất thiết phải đeo kính cả ngày. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết mắt khi ở gần. Ngược lại với những ai yêu cầu công việc cần đeo kính cả ngày thì có thể thư giãn mắt bằng cách bỏ kính từ 30 phút đến 1 tiếng.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bao nhiêu độ thì đeo kính loạn thị & Có nên đeo thường xuyên

4. Bao lâu thì nên kiểm tra và thay kính cận mới một lần?

Bên cạnh thông tin về cận thị đeo kính gì thì việc kiểm tra và thay mắt kính mới cũng là vấn đề vô cùng quan trọng. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kính được sử dụng chủ yếu đó chính là kính gọng và kính áp tròng. Mỗi loại kính sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Cụ thể bạn có thể tham khảo như sau:

  • Kính gọng: Kính gọng thông thường sử dụng khá lâu trừ khi bị vỡ hoặc mất thì bạn mới cần thay đổi. Song bạn cũng nên thường xuyên khám mắt định kỳ từ 6 – 12 tháng một lần để đảm bảo độ cận của mắt và thay tròng mới kịp thời.
  • Kính áp tròng: Đây là loại kính được sử dụng phổ biến trong thời gian hiện nay. Kính có rất nhiều loại khác nhau có thể sử dụng từ 1 tuần đến 6 tháng tùy loại. Khi sử dụng kính bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng tránh làm tổn thương mắt và cần kiểm tra mắt định kỳ để sử dụng mắt mới phù hợp hơn.
Cận thị đeo kính gì?

Thời điểm kiểm tra mắt cận lý tưởng

5. Chất liệu làm kính cận thị – Cận thị đeo kính gì? 

Cận thị đeo kính gì có chất liệu tốt nhất? Mỗi loại kính đều được làm từ các chất liệu khác nhau. Thông thường kính sẽ được làm chủ yếu từ một số chất liệu sau:

5.1. Chất liệu làm kính cận gọng

Tròng kính cận được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như:

  • Tròng nhựa: Được sử dụng phổ biến nhờ khả năng mang đến tầm nhìn rõ. Hơn thế tròng nhựa còn có trọng lượng nhẹ, khó vỡ và giá thành hợp lý.
  • Tròng nhựa chỉ số cao: Là loại tròng nhựa cao cấp hơn được dùng rộng rãi cho mọi loại kính. Tròng mang đến tầm nhìn tốt, mỏng, nhẹ và có thể mỏng hơn tròng nhựa.
  • Tròng thuỷ tinh: Mang đến tầm nhìn rõ, sắc nét, ít trầy xước tuy nhiên khá nặng và dễ vỡ nên không quá được ưa chuộng.
  • Tròng Polycarbonate và Trivex: Thường dùng cho kính bảo hộ, kính thể thao và kính cận trẻ em. Kính nhẹ, chống va đập tốt, hạn chế tối đa việc bị nứt, vỡ.
Cận thị đeo kính gì?

Tròng nhựa là loại tròng được sử dụng phổ biến hiện nay

5.2. Chất liệu làm kính áp tròng cận (lens)

Có 2 chất liệu chủ yếu để làm lên kính áp tròng:

  • Hema: Chất liệu được sử dụng nhiều nhất để làm ra lens, có độ thấm khí khá tốt, thời gian đeo lens từ 6 đến 8 tiếng/ ngày.
  • Silicone hydrogel: Đây là chất liệu cao cấp hơn với độ thấm khí rất cao, thời gian đeo lens từ 12 đến 24 tiếng/ ngày. Tuy nhiên các chuyên gia đã khuyến cáo bạn chỉ nên đeo lens 8 tiếng/ ngày.
Cận thị đeo kính gì?

Chất liệu làm kính áp tròng

6. Các loại kính người bị cận có thể dùng – Cận thị đeo kính gì?

Cận thị đeo kính gì? Dưới đây là những loại kính cận mà người cận thị có thể sử dụng được:

6.1. Kính gọng 

Đây là loại kính cận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Kính có thể sử dụng cho mọi đối tượng.

Ưu điểm:

  • Kính không tiếp xúc trực tiếp với mắt giúp mặt hạn chế khả năng nhiễm khuẩn, khô mắt.
  • Chi phí rẻ, dễ quản quản, có thời gian sử dụng lâu dài.
  • Mẫu mã đa dạng, có nhiều sự lựa chọn.
Cận thị đeo kính gì?

Kính gọng có chi phí rẻ, sử dụng lâu dài

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không cao.
  • Hạn chế tầm nhìn ngoại biên mắt.
  • Cản trở các hoạt động mạnh như thể thao, hay ảnh hưởng đến tầm nhìn mỗi khi trời mưa.

6.2. Kính áp tròng

Kính áp tròng là loại kính được giới trẻ rất yêu thích bởi tính thẩm mỹ mà chúng mang lại.

Ưu điểm:

  • Kính có nhiều màu sắc để lựa chọn, có tính thẩm mỹ cao.
  • Không gây mờ, nhòe khi trời mưa.
  • Thích hợp với người hay trang điểm, thường xuyên chơi các hoạt động thể dục thể thao, vận động mạnh.
  • Kính có nhiều độ khác nhau phù hợp sử dụng cho những người cần từ nhẹ đến cao.
Cận thị đeo kính gì?

Kính áp tròng mang đến tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng

Nhược điểm:

  • Có khả năng kích ứng, khô mắt.
  • Khó bảo quản, thời gian sử dụng ít.
  • Chi phí cao hơn so với kính gọng.

7. Tác hại của việc đeo kính cận sai cách

Đeo kính cận sai cách cũng là một trong những thực trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Việc đeo kính cận sai cách sẽ khiến bạn cảm thấy:

  • Khó chịu, không thoải mái, thường xuyên mỏi mắt. Và nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến hiện tượng song thị.
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hình ảnh xung quanh bị méo mó. Đây là cũng là biểu hiện của việc đeo kính cận không đúng.
  • Khiến tình trạng cận thêm trầm trọng.
  • Đeo kính quá chật gây chèn ép 2 bên thái dương gây mất thẩm mỹ.
Cận thị đeo kính gì?

Đeo kính cận sai cách sẽ khiến mắt bạn tăng độ một cách nhanh chóng

8. Có nên đeo kính cận thường xuyên không?

Có nên đeo kính cận thường xuyên không? là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đặt ra bên cạnh cận thị đeo kính gì? Tùy thuộc vào độ cận và đặc trưng công việc mà nhu cầu sử dụng kính của mọi người là khác nhau. Một vài mức độ đeo kính phù hợp:

  • Những người có đặc trưng công việc phải nhìn xa nhiều: Nếu bạn cận 1 đến 2 độ mà phải nhìn xa thì có thể đeo kính những lúc làm việc, không cần đeo cả ngày.
  • Những người buộc phải sử dụng kính thường xuyên: Nếu độ cận của bạn là 2 độ thì hãy để mắt nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 tiếng bằng cách tháo kính ra nhé!
  • Người cận từ 3 độ trở nên: Nên đeo kính hàng ngày để tránh tăng độ, để lâu ngày có thể dẫn đến suy thoái võng mạc.
Cận thị đeo kính gì?

Thời gian đeo kính hợp với từng người

9. Cách chăm sóc mắt cận thị đúng cách

Để có một đôi mắt khỏe, tinh anh, hạn chế tăng độ thì việc chăm sóc đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Một vài cách chăm sóc mà bạn có thể note lại như:

  • Khám mắt định kỳ: Đối với mắt cận được bác sĩ khuyến cáo nên khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần tại các cơ sở khám mắt uy tín. Điều này giúp mắt được điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu tăng độ. Từ đó, giúp bạn có những cách chăm sóc sao cho phù hợp nhất.
  • Chọn địa chỉ khám mắt uy tín: Trên thị trường hiện nay có vô vàn địa chỉ khám mắt khác nhau. Vì thế, bạn cần tìm kiếm một đơn vị uy tín, chất lượng để được khám và điều trị đúng cách, phù hợp với tình trạng mắt.
  • Chọn mắt kính phù hợp: Hãy đảm bảo rằng mắt kính của bạn đúng với độ cận của mắt, chống tia UV, ánh sáng xanh và chống bụi…
Cận thị đeo kính gì?

Cách chăm sóc mắt cận thị để có một đôi mắt khỏe mạnh

10. Cận thị đeo kính gì? Bỏ túi một số lưu ý cho người đeo kính cận

Một vài lưu ý dành cho những ai đang phải đeo kính cận:

  • Đeo kính đúng độ cận: Đeo kính sai độ khiến mắt phải làm việc ở cường độ cao dẫn đến tăng độ nhanh hơn.
  • Chú ý đến hạn sử dụng kính: Đối với kính gọng thì không có thời gian nhất định. Nhưng nếu kính áp tròng thì có thể sử dụng 1 ngày, 2 tuần,… Tuy nhiên bạn chỉ nên lựa chọn loại kính đeo ngắn ngày được sản xuất từ các thương hiệu nổi tiếng.
  • Thường xuyên vệ sinh kính: Kính áp tròng hay kính gọng thì đều cần vệ sinh. Bạn cần thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, không gây tổn thương mắt.
  • Có chế độ đeo kính 20-20-20: Đây là thời gian nghỉ và sử dụng kính mắt được bác sĩ khuyến cáo. Làm việc 20 phút nghỉ 20 phút, và luyện tập tầm nhìn xa 20 feet (6m).
  • Có thói quen sinh hoạt tốt cho mắt: Hạn chế tối đa để mắt làm việc vào bạn đêm với các thiết bị điện tử. Làm việc trong điều kiện thiếu sáng sẽ khiến mắt tăng độ nhanh chóng.
  • Khám mắt định kỳ: 3 – 6 tháng/ lần là thời gian lý tưởng để bạn có thể tái khám mắt lại.
Cận thị đeo kính gì?

Thường xuyên vệ sinh mắt kính để mắt không bị nhiễm khuẩn

11. Gợi ý một số gọng kính HOT nhất 2023 tại Kính Mắt Nhung Hiếu

Nếu bạn đang không biết cận thị đeo kính gì sao cho đẹp, có nên dùng tròng kính cận đổi màu không thì có thể tham khảo ngay một số mẫu gọng kính HOT tại Kính Mắt Nhung Hiếu nhé!

11.1. Gọng Furla Vfu580

Có thiết kế thanh lịch kết hợp với màu nâu bao phủ bề mắt kính giúp kính càng thêm thời thượng, thích hợp với các bạn trẻ. Gọng Furla Vfu580được làm hoàn toàn bằng Titan và nhựa Acetate giúp kính bền, chắc chắn, không trầy xước. Đặc biệt thích hợp cho những bạn có gương mặt hơi chuppy.

11.2. Gọng Dolce&gabbana 5076

Đến từ Italy, gọng Dolce&gabbana 5076 có thiết kế đơn giản nhưng bắt mắt. Vẫn sử dụng chất liệu Titan cứng cáp nhưng được bảo phủ lớp sơn đen tạo cảm giác bí ẩn, quý phái. Có thiết kế khá tinh nghịch thích hợp với các bạn trẻ có phong cách cá tính.

11.3. Gọng Exfash 92456

Có thiết kế gần giống với gọng Furla Vfu580, gọng Exfash 92456 có thiết kế mắt bé hơn. Thích hợp cho những ai có gương mặt nhỏ, mặt trái xoan. Sử dụng chất liệu chính là nhựa dẻo giúp kính có khả năng chịu va đập tốt, có độ bền cao.

11.4. Gọng LACOSTE 2903

Dành cho những ai yêu thích sự nghiêm túc, thanh lịch, vừa đi làm vừa đi học có thể tham khảo ngay gọng LACOSTE 2903. Với chất liệu là Acetate cao cấp giúp kính đẹp hơn kết hợp cùng mắt tròn càng làm kính thêm ấn tượng.

Trên đây là tất cả thông tin về “cận thị đeo kính gì?” mà bài viết muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng, với những thông tin mà Kính Mắt Nhung Hiếu cung cấp sẽ giúp bạn tìm mua được cho mình những loại kính phù hợp.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự
Cận thị đeo kính gì? Thấu kính lồi hay lõm? | Các loại phù hợp
Đeo kính là một trong những phương pháp quen thuộc được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng cận thị giúp làm chậm quá trình giảm thị lực. Vậy cận
TOP 5+ Gọng Kính Không Viền Đẹp, Cao Cấp [Mẫu Mới 2023]
Kính mắt là món phụ kiện thời trang dễ dùng đối với cả nam và nữ giới. Bằng cách khéo léo sử dụng kính mắt, khuôn mặt bạn sẽ trông nổi bật, thu hút
Gọng Kính Clubmaster Thời Trang Cao Cấp, Mẫu Mới Nhất 2023
Gọng kính Clubmaster từ lâu đã trở thành biểu tượng của phái mạnh theo đuổi phong cách cổ điển và tinh tế. Hiện tại, gọng kính này có rất nhiều phiên
Phân biệt viễn thị và lão thị khác nhau thế nào? Cách điều trị
Viễn thị và lão thị là một trong những vấn đề về mắt mà ta thường xuyên bắt gặp và dễ gây nhầm lẫn nhất. Đâu là nguyên nhân và cách nhận biết về
Bảng Giá Cắt Kính Cận, Tròng Kính Cận Chi Tiết, Mới Nhất 2023
Giá kính cận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến cấu tạo mắt kính, thiết kế gọng kính, thương hiệu của gọng kính,… Tuỳ thuộc
Nên Mua Gọng Kính Cận Loại Nào? Hướng Dẫn Lựa Chọn A-Z
Nên mua gọng kính cận loại nào vừa hợp thời trang vừa bảo vệ mắt tốt? Đây là câu hỏi mà nhiều khách hàng trẻ gặp phải khi muốn mua gọng kính cận phù
TOP 5 Loại Gọng Kính Cận Dẻo Đẹp, HOT Nhất Năm 2023
Mẫu sản phẩm gọng kính cận dẻo được khá nhiều khách hàng quan tâm tìm hiểu trong khoảng thời gian gầy đây. Vậy những sản phẩm gọng kính nhựa dẻo nào
8 Gọng Kính Cận Nữ Nhựa Dẻo Được Ưa Chuộng Nhất Năm
Gọng kính cận nữ nhựa dẻo hiện đang được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra hoang mang trước chất lượng của sản